.breadcrumbs { padding: 5px 10px; margin-bottom: 10px; border: 1px solid #E2E2F2; font-weight: bold; }

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Vĩnh Xuân Vương Long - Vương Á Linh

Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam phát triển nhờ Tôn Sư Nguyễn Tế Công , ông là hoa kiều và đã dạy lại cho một số đệ tử người Việt ở miền bắc như: Cố võ sư Trần Thúc Tiển, Cố võ sư Trần Văn Phùng, Cố võ sư Ngô Sỹ Quý,  Cố võ sư Vũ Bá Quý và một số đệ tử người Việt trong Sài Gòn như Cố võ sư Hồ Hải Long, cụ bà Quý...

Ngoài những người Việt có cơ duyên được sư tổ truyền dạy, còn số ít những Hoa Kiều lưu lạc tại Việt Nam cũng được sư tổ truyền dạy. Trong đó có một người theo chân ông xuôi ngược Nam Bắc và được sư tổ chân truyền lại sở học công phu Vĩnh Xuân, người đó là Vương Long hay còn được giới võ thuật Hà Nội biết đến qua biệt danh Voong` "tàu". Sư phụ Vương sinh năm 1927 và mất năm 1996, ông là người Phật Sơn tham gia quân đội Tưởng Giới Thạch nhưng sau đó ông nhận ra quốc dân đảng thực chất là giả tạo và thối nát, với bản tính cương trực, năm 1945 ông rời bỏ quân đội và ở lại Việt Nam. Nhờ cơ duyên, mà Vương sư phụ đã có duyên gặp được sư tổ Nguyễn Tế Công, với tài năng thiên phú cùng với sự chỉ dạy tận tình của sư tổ Tế Công  trong suốt những năm tháng đi bắc vào nam theo người, Vương Long đã nắm hết kỹ thuật và ý nghĩa của Vĩnh Xuân quyền, ông ở lại Việt Nam cùng cháu gái Vương Á Linh là người con gái mồ côi ông nhặt được tại Trung Quốc trong 1 lần trở về thăm quê hương,Vương Á Linh đã theo ông lưu lạc tại Việt Nam cho đến khi ông mất.
Sư phụ Vương Long là người Hoa, ông có sự thâm thúy và sâu sắc vô cùng trong việc nhận và dạy học trò, những đệ tử của ông tại Việt Nam không biết có những ai, nhưng ông nhận được sự kính trọng tuyệt đối của tổng cục trưởng thể thao Việt Nam là  ông Hoàng Vĩnh Giang cùng các vị học trò sư tôn Tế như cụ Phùng, cụ Tiển, cụ Quý. Những năm cuối đời, ông nhận dạy một người học trò người Việt, cùng tuổi với Vương Á Linh....
Hệ thống Vương sư phụ để lại khác với hệ thống Vĩnh Xuân Việt Nam đang có, mặc dù điểm tương đồng khá nhiều với dòng Phùng gia, ông luôn chú trọng nhấn mạnh: " Vĩnh Xuân tam niên xuất môn", tức là kỹ thuật chỉ gói gọn trong 3 năm nhưng ngộ ra tinh túy của Vĩnh Xuân thì mất đến 10 20 năm tùy ngộ tính của từng người, Vịnh Xuân không đi thách đấu, cũng không nhận thách đấu, Vĩnh Xuân là luyện nội tâm, tâm tính và sức khỏe con người, hướng vào đạo làm người, cách đối nhân xử thế, mềm mại, linh hoạt, không thừa không thiếu và chỉ vừa đủ. Suốt cuộc đời ông, ông dạy học trò không lấy tiền, vì Vĩnh Xuân không phải để bán, Vĩnh Xuân chỉ dành cho người có cơ duyên, ông vẫn dạy trò và vẫn đi lang thang ăn xin với cây đàn hồ cầm trên tay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét