5) Lương Tán
Phần trước của loạt bài
viết về Vĩnh Xuân Quyền dừng lại ở chỗ môn võ này được truyền từ bà
Nghiêm Vĩnh Xuân qua người chồng bà, Lương Bác Trù, rồi qua các thế
hệ chưởng môn sau đó như Lương Lan Quế, Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Tỳ.
Như chúng ta đã biết, Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Tỳ đều là thành viên của đoàn tuồng Hồng Chỉ (Chỉ Đỏ), dọc ngang sông nước Trung Quốc trên những con thuyền dễ làm nơi ẩn náu cho những người hoạt động cách mạng "phản Thanh phục Minh". Giữa thế kỷ XVIII, trong một lần "lưu diễn", đoàn Hồng Chỉ dừng chân ở thị trấn Phổ Sơn; khi đó, họ Lương đột ngột ngã bệnh (có sách cho rằng Lương Nhị Tỳ bị chứng hen suyễn kinh niên). Ông đã tìm đến một lang y tên là Lương Tán; khi tiếp xúc, Lương Tán đã kinh ngạc trước trình độ võ thuật ở mực thượng thừa của người bệnh nhân, và đã bái phục xin được làm đệ tử. Sau một thời gian luyện tập chuyên cần, Lương Tán đã không phụ lòng sư phụ: ông đã chiến thắng trong vô số những cuộc thách đấu mà thường thường, chỉ người thắng cuộc mới thoát khỏi cái chết. Với thời gian, Lương Tán được coi là chưởng môn thứ sáu của Vĩnh Xuân Quyền và giới quyền cước đương thời đã tôn ông là "Đệ nhất võ thuật" (hay Vĩnh Xuân Vương, nghĩa là "ông vua Vĩnh Xuân").
Trước trình độ võ thuật cao siêu của Lương Tán, người đời sau cho rằng ông không những được học hỏi từ Lương Nhị Tỳ, mà Hoàng Hoa Bảo cũng truyền thụ kiến thức cho vị lương y. (Bộ phim võ thuật "Đường quyền Vĩnh Xuân" của Hồng Công đã "tiểu thuyết hóa" mối quan hệ giữa Lương Tán và hai vị chưởng môn họ Lương & họ Hoàng rất thành công). Thậm chí, người ta còn đồn rằng Lương Tán còn học được một số bài quyền từ chính chưởng môn đời thứ hai của Vĩnh Xuân Quyền, là ông Lương Bác Trù. Một điều chắc chắn, nếu Ngụ Mai lão ni là người khởi thảo ra Vĩnh Xuân, Nghiêm Vĩnh Xuân là người tập hợp các chiêu thức Vĩnh Xuân thành hệ thống thì chính Lương Tán là người đưa Vĩnh Xuân lên hàng những môn võ khiến giới võ lâm kính nể.
Là một lương y lừng danh ở vùng Phổ Sơn, Lương Tán đã cố gắng để tìm một môn võ phù hợp với sức khỏe và thể trạng của ông; những môn võ Bắc phái với các thế tấn thấp, các đòn đánh tốn sức và những chiêu thức nhiều khi ít hiệu quả không thích hợp với ông. Sau nhiều năm dài tìm kiếm, cuối cùng, vận may đã đến với Lương Tán: ông có dịp gặp gỡ (và chữa chạy cho) Lương Nhị Tỳ, khi đó đã đứng tuổi. Bậc cao thủ Vĩnh Xuân này đã nhận người lương y làm đệ tử và truyền thụ hết cho Lương Tán những gì mình biết. Về sau, Lương Tán nổi tiếng trong giới võ lâm đến mức các danh gia võ nghệ đương thời đã đặt mục tiêu thắng được ông như một vinh quang tuyệt đỉnh, nhưng chưa bao giờ họ Lương thất bại. Cùng các bậc tôn sư võ thuật như Hoàng Phi Hùng (Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền), Trần Hùng Sinh (người sáng lập Thái Lý Phật), Lương Tán thuộc hàng cao thủ bậc nhất trong hệ Nam Quyền ở Phổ Sơn và danh hiệu "Vĩnh Xuân Vương" được đặt cho ông, là rất xứng đáng!
hệ chưởng môn sau đó như Lương Lan Quế, Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Tỳ.
Như chúng ta đã biết, Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Tỳ đều là thành viên của đoàn tuồng Hồng Chỉ (Chỉ Đỏ), dọc ngang sông nước Trung Quốc trên những con thuyền dễ làm nơi ẩn náu cho những người hoạt động cách mạng "phản Thanh phục Minh". Giữa thế kỷ XVIII, trong một lần "lưu diễn", đoàn Hồng Chỉ dừng chân ở thị trấn Phổ Sơn; khi đó, họ Lương đột ngột ngã bệnh (có sách cho rằng Lương Nhị Tỳ bị chứng hen suyễn kinh niên). Ông đã tìm đến một lang y tên là Lương Tán; khi tiếp xúc, Lương Tán đã kinh ngạc trước trình độ võ thuật ở mực thượng thừa của người bệnh nhân, và đã bái phục xin được làm đệ tử. Sau một thời gian luyện tập chuyên cần, Lương Tán đã không phụ lòng sư phụ: ông đã chiến thắng trong vô số những cuộc thách đấu mà thường thường, chỉ người thắng cuộc mới thoát khỏi cái chết. Với thời gian, Lương Tán được coi là chưởng môn thứ sáu của Vĩnh Xuân Quyền và giới quyền cước đương thời đã tôn ông là "Đệ nhất võ thuật" (hay Vĩnh Xuân Vương, nghĩa là "ông vua Vĩnh Xuân").
Trước trình độ võ thuật cao siêu của Lương Tán, người đời sau cho rằng ông không những được học hỏi từ Lương Nhị Tỳ, mà Hoàng Hoa Bảo cũng truyền thụ kiến thức cho vị lương y. (Bộ phim võ thuật "Đường quyền Vĩnh Xuân" của Hồng Công đã "tiểu thuyết hóa" mối quan hệ giữa Lương Tán và hai vị chưởng môn họ Lương & họ Hoàng rất thành công). Thậm chí, người ta còn đồn rằng Lương Tán còn học được một số bài quyền từ chính chưởng môn đời thứ hai của Vĩnh Xuân Quyền, là ông Lương Bác Trù. Một điều chắc chắn, nếu Ngụ Mai lão ni là người khởi thảo ra Vĩnh Xuân, Nghiêm Vĩnh Xuân là người tập hợp các chiêu thức Vĩnh Xuân thành hệ thống thì chính Lương Tán là người đưa Vĩnh Xuân lên hàng những môn võ khiến giới võ lâm kính nể.
Là một lương y lừng danh ở vùng Phổ Sơn, Lương Tán đã cố gắng để tìm một môn võ phù hợp với sức khỏe và thể trạng của ông; những môn võ Bắc phái với các thế tấn thấp, các đòn đánh tốn sức và những chiêu thức nhiều khi ít hiệu quả không thích hợp với ông. Sau nhiều năm dài tìm kiếm, cuối cùng, vận may đã đến với Lương Tán: ông có dịp gặp gỡ (và chữa chạy cho) Lương Nhị Tỳ, khi đó đã đứng tuổi. Bậc cao thủ Vĩnh Xuân này đã nhận người lương y làm đệ tử và truyền thụ hết cho Lương Tán những gì mình biết. Về sau, Lương Tán nổi tiếng trong giới võ lâm đến mức các danh gia võ nghệ đương thời đã đặt mục tiêu thắng được ông như một vinh quang tuyệt đỉnh, nhưng chưa bao giờ họ Lương thất bại. Cùng các bậc tôn sư võ thuật như Hoàng Phi Hùng (Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền), Trần Hùng Sinh (người sáng lập Thái Lý Phật), Lương Tán thuộc hàng cao thủ bậc nhất trong hệ Nam Quyền ở Phổ Sơn và danh hiệu "Vĩnh Xuân Vương" được đặt cho ông, là rất xứng đáng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét