7) Nguyễn Tế Công
Họ
tên chính của sư tổ Vịnh Xuân quyền Việt Nam là Nguyễn Tế Công (còn có tên khác
là Nguyễn Tế Vân, Lương Vũ Tế, Tài Cống), sinh năm 1877 ở Tân Hội (Quảng Đông,
Trung Quốc). Thân phụ là Nguyễn Long Minh – một thương gia giàu có mở xưởng
pháo hoa ở Phật Sơn.
Ông
là con thứ 4, cùng người em thứ 5 năm Nguyễn Kỳ Sơn được gia đình bỏ ra một số
tiền lớn để xin học võ Hoắc Bảo Toàn (Phổ Bá Quyền). Hoắc Bảo Toàn là một bộ
đầu ở Phật Sơn, nổi tiếng về Vịnh Xuân quyền, lại giỏi đạo pháp. Hoắc Bảo Toàn
là học trò của Hoàng Hoa Bảo (cháu ruột của sư tổ Ngũ Mai) và Đại Hoa Diện Cẩm.
Sau khi học võ sư phụ Hoắc Bảo Toàn, hai anh em Tế Công và Kỳ Sơn lại tiếp tục
theo học Phùng Thiểu Thanh – quan án sát Quảng Châu – cũng rất giỏi và nổi
tiếng về Vịnh Xuân quyền và côn thuật.
Trước
thịnh tình của gia đình họ Nguyễn, Phùng Thiếu Thanh (lúc đó đã 70 tuổi) đã
đồng ý đến ở trong nhà họ Nguyễn và dạy võ cho một nhóm 8 người trong đó có hai
anh em Tế Công. Phùng Thiểu Thanh mất năm 74 tuổi và được gia đình họ Nguyễn tổ
chức tang lễ chu đáo. Gia đình ông Tế Công ở ngay gần gia đình Diệp Vấn. Khi gia
đình Diệp Vấn gặp khó khăn, gia đình Tế Công vẫn thường xuyên giúp đỡ. Hai bên
quan hệ với nhau rất thân thiết.
Nguyễn
Tế Vân đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa 1906-1908, 1910, 1911. Từ đó
tiếng tăm về võ nghệ và trình độ quân sự của ông bắt đầu nổi lên.
Tháng
10 năm 1911, tất cả các địa phương miền Nam và miền Trung Trung Hoa đã đứng dậy
khởi nghĩa, và ngày 12/2/1912 vị vua nhỏ tuổi Phổ Nghi đã ra chiếu chỉ xóa bỏ
triều đại Nhà Thanh. Tôn Dật Tiên lên nắm chính quyền và trở thành Tổng Thống,
sau đó chuyển giao quyền lực cho Viên Thế Khải. Như vậy vào năm 35 tuổi Viên
Thế Khải trở thành bằng chứng sống về thời đại cuối cùng của Triều đình Mãn
Thanh – triều đại hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa.
Sau
khi triều đại nhà Thanh bị xóa bỏ, Nguyễn Tế Vân vẫn tiếp tục theo đuổi con
đường võ thuật và tham gia vào cuộc kháng chiến chống can thiệp của các nước
châu Âu và Nhật Bản. Ông hoạt động bí mật dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới
Thạch và đã chứng kiến rất nhiều điều. Nguyễn Tế Vân đã tham gia vào cuộc nội
chiến 1924-1927, đã được chứng kiến đói khổ, bệnh tật, chết chóc của bạn bè ,
đã chứng kiến cả cuộc nội chiến thứ hai vào các năm 1927-1936. Lúc đó vào tuổi
59, Nguyễn Tế Vân đã trở thành một quan võ rất tiếng tăm.
Nguyễn
Tế Vân không ngừng rèn luyện thể xác và tinh thần khi luyện tập Vĩnh Xuân. Ông
còn có các môn sinh rất chăm chỉ. Có một thời Diệp Vấn cũng theo học ông, Trần
Hoa Thuận và Lương Bích. Về sau, Diệp Vấn trở thành chưởng môn chi phái Vĩnh
Xuân quyền Hồng Kông.
Năm 1937 Nguyễn Tế Công lánh nạn sang Việt
Nam. Lúc đầu ông ở Hải Phòng sau chuyển về phố Hàng Buồm (Hà Nội) mở hiệu thuốc
và nắn bó xương, cuối cùng chuyển về phố Hàng Giày. Thời kỳ đầu sang Việt Nam,
ông làm quản gia kiêm bảo tiêu cho một nhà tư sản người Hoa có mỏ ở miền Bắc
Việt Nam.
Ông có dạy võ cho người con trai chủ nhà
là Cam Túc Cường. Vào dịp lễ, Cam Túc Cường vừa hát vừa biểu diễn múa dải lụa
mềm dài 5 m, nhưng lụa không bao giờ chạm đất. Lúc sang Việt Nam ông Nguyễn Tế
Công có một người con gái nuôi là La Tố Mai cũng rất giỏi Vịnh Xuân quyền.
Một lần, khi ông Tế Công đang khám bệnh
thì xuất hiện 2 người một già, một trung niên. Hai người bước vào với vẻ mặt
cừu địch. Ông bảo người nhà rót hai chén nước, đưa cho người trung niên một
chén, và cầm một chén. Hai người nâng hai chén nước và cụng… ly.
Tế Công vận nội công và từ từ bước lên.
Người trung niên tay run, không chịu nổi cứ phải lùi dần ra cửa. Thấy vậy,
người khách già vỗ vai người trung niên lắc đầu và bảo rằng, “suốt đời nội lực
của anh không sánh kịp Tế Công đâu, thôi xóa bỏ hận thù đi”. Lúc ấy mọi người
mới biết, trung niên kia vốn có mối thâm thù với ông Tế Công từ bên Trung Quốc,
đã bỏ ra mười mấy năm trời tu luyện rồi sang Việt Nam tìm để giao đấu, nhưng
cuối cùng đành phải quy phục…
Thời
kỳ đó thái độ của người Việt đối với người Hoa chưa được nồng ấm, nên lúc đầu
Tế Công chưa có môn sinh là người Việt. Nhưng do có nhiều gia đình danh giá
trong cộng đồng người Hoa có quan hệ họ hàng với người Việt và đã có nhiều
người không còn thuần là Hoa kiều nên mối quan hệ với người Việt dần dần trở
nên khăng khít và thân ái. Môn sinh Chen Tai vừa luyện tập Vĩnh Xuân vừa
giúp thầy của mình quen dần với cuộc sống mới và hòa nhập với các tầng lớp dân
cư. Sau đó Chen Tai phải trở về Trung Hoa để giải quyết một vấn đề hệ trọng do
người chú ở Thượng Hải gửi thư sang báo tin. Tế Công biết rằng có thể sẽ không
được gặp môn sinh yêu quí của mình nữa, nên ông đã truyền dạy võ nghệ
cũng như kinh nghiệm sống cho Chen Tai như cha truyền dạy cho con.
Tế
Công ngày càng được nhiều người dân địa phương quý mến và coi ông là một thày
thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm.
Khi
tiếp xúc với người dân địa phương, ông nhận thấy họ là những con người tốt bụng
và dễ mến, nên ông đã bắt đầu tiếp nhận các môn sinh mới là người địa phương.
Năm
1955 ông vào Sài Gòn, sống ở Chợ Lớn và tiếp tục truyền dạy võ nghệ. Môn sinh
rất yêu quý và kính trọng thày, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ thầy trong những
thời khắc khó khăn của cuộc sống.
Đại sư
Tế Công đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và hết lòng truyền dạy
Vĩnh Xuân cho các môn sinh.
Năm
1960 ông qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về
Vĩnh Xuân. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này
và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đại sư
Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét