.breadcrumbs { padding: 5px 10px; margin-bottom: 10px; border: 1px solid #E2E2F2; font-weight: bold; }

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Lục điểm bán côn

LỤC ĐIỂM BÁN CÔN

Theo lịch sử Vĩnh Xuân có để lại 2 bài binh khí là lục điểm bán côn và bát trảm đao. Hệ thống Vĩnh Xuân Việt Nam ít khi thấy nhắc đến 2 loại binh khí này hoặc có thể các vị sư phụ chỉ dạy bí truyền cho số ít các đệ tử. Không ai biết bài côn này tập trong giai đoạn nào của Vĩnh Xuân, theo lý lẽ thông thường nhiều người sẽ cho rằng binh khí luôn là bài tập cuối cùng nhưng lục điểm côn không như vậy. Lục điểm bán côn dài 6 tấc rưỡi (tầm 2m) mô phỏng theo cách đánh của mái chèo khi sử dụng trên thuyền, dùng nguyên lý triệt và xung lực của tầm kiều làm chủ, niêm của tiểu niệm đầu và bước đầu tập sự chính xác của điểm trong tiêu chỉ.
Tại sao lục điểm bán côn lại được dạy ở cuối giai đoạn trung đẳng?



Vinh Xuân được chia ra làm 3 giai đoạn như đã nói, mỗi giai đoạn chú trọng đến những bài tập với mục đích khác nhau. Nếu như vượt qua giai đoạn căn bản, với linh giác sẵn có, sự lỏng của cơ thể đã được trải qua thời gian tập luyện tương đối công phu, thì giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ là sự phát triển về kình lực. Với nguyên lý đoản kiều phát lực, chữ "kình" trong Vĩnh Xuân là khái niệm nhiều người không hiểu rõ. Nếu như các môn võ khác như tán thủ, quyền anh, karate... lực phát lấy tốc độ, sức mạnh cơ bắp cộng với sự chuyển động của chân, hông, vai làm chủ thì Vĩnh Xuân lại phát lực theo một hướng hoàn toàn khác, sự cộng hưởng của các khớp từ cổ chân ra đến cổ tay với xung lực "rung" cùng một tần số cùng với tốc độ sẽ tạo ra lực cộng hưởng mạnh vô cùng và sức phá hủy của nó sẽ lan ra theo sóng rung đó. Đây là lí do tại sao Vĩnh Xuân chỉ phát quyền có 1inch mà Lý Tiểu Long đã làm vang danh thiên hạ.Sự tập luyện để hiểu được Kình của Vĩnh Xuân thực sự vô cùng gian nan, khó có thể giải thích cho môn sinh trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình nuôi dưỡng từ gốc, khổ luyện mới cảm nhận và hiểu được nó. Giai đoạn trung đẳng với Tầm kiều , sử dụng nguyên lý triệt làm trọng, chú trọng vào phát triển kình lực của Vĩnh Xuân, và Lục điểm bán côn cũng không nằm ngoài mục đích đó. Việc điều khiển côn dài đã là một vấn đề khó, vấn đề khó hơn nữa là rung kình lực từ toàn thân ra đến đầu côn. Trải qua một thời gian luyện tập với lục điểm bán côn, cá nhân tôi cảm nhận thấy rằng tập với côn nặng trước, sau khi đã quen vói những đường côn cơ bản, người tập sẽ bước vào giai đoạn luyện gân cốt bằng cách nâng vật nặng ở đầu côn và sau cùng là độ chính xác của "điểm côn". Một kỹ thuật nữa cũng cần luyện tập trong giai đoạn này đó là "niêm côn", với những ai đã từng tập Vĩnh Xuân, niêm tay đã là một kỹ thuật khó, thì niêm côn trong lục điểm côn còn khó hơn gấp bội, linh giác của người tập sẽ bước lên một đỉnh cao mới nếu vượt qua giai đoạn này.

1 nhận xét: