.breadcrumbs { padding: 5px 10px; margin-bottom: 10px; border: 1px solid #E2E2F2; font-weight: bold; }

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Hệ thống Vĩnh Xuân quyền thuật



Vĩnh Xuân chia ra ba phần tập: Sơ đẳng nhập môn, trung đẳng và cao đẳng xuất môn.

I) Sơ đẳng nhập môn: 
Với bất kỳ võ sinh nào khi đã được nhận làm môn sinh Vĩnh Xuân thì đều phải trải qua 1 năm vừa luyện tập làm quen với những bài tập cơ bản vừa rèn luyện thể trạng và tinh thần, ý chí, sự nhẫn nại.

Hệ thống tập luyện sơ đẳng nhập môn: 
Ø Học nghi lễ
Ø Bài khởi động "khai thân thức"
Ø Tập đứng tấn và thủ pháp: Nhật tự xung quyền
Ø Tiểu niệm đầu
Ø Các thê tay: Than, tán, phục, bàn, chuyên, trửu
Ø Tam thức án thế
Ø Bát thức căn bản
Ø Bát thủ đối luyện
Ø Ly thủ
Ø Thập bát thức mộc nhân thung
Ø Luyện tập điều hòa hơi thở
Ø Di bộ đồ hình
Ø  Lục hợp thức pháp
Ø Di bộ đồ hình kết hợp bát thủ ( tứ diện đơn thủ)
Ø Bài công thủ liên hoàn tứ diện đồ hình
Ø  Trỏ ý căn bản và cước bộ căn bản

Thực sự Vĩnh Xuân căn bản đã có mộc nhân và khí công căn bản, mộc nhân không phải gì quá cao siêu, mộc nhân là thầy dạy ta, là bạn tập cùng và cũng là đối thủ, đây là lý do mộc nhân phải đi kèm theo môn sinh Vĩnh Xuân ngay từ thửa ban đầu, từ lúc tạo gốc thì mới ra nhiều cành và đơm hoa kết trái được, một điều rất đáng tiếc với Vĩnh Xuân hiện nay là mất rất rất nhiều thời gian môn sinh mới được chạm vào mộc nhân, khi gốc không được chăm sóc lỹ lưỡng thì làm sao ra nhiều cành được.

II) Trung đẳng công phu
Sau 1 năm tập luyện để tạo nền tảng vững vàng, môn sinh Vĩnh Xuân sẽ bước vào một chương trình luyện tập nâng cao kỹ luyện công phu với những động tác, thế thức công thủ phức tạp hơn về ý, thủ, khí và cách thi triển đòn thế Vĩnh Xuân trong đối luyện và chiến đấu. Những bài tập này nhằm giúp môn sinh tiết chế tinh thần, làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Luyện tập về phát quyền, đặt thủ, suất lực đúng theo ý lý của từng động tác, liên hoàn kết nối các chuỗi động tác: Thân, thủ, bộ, cước một thể đồng nhất. 

Hệ thống trung đẳng:
Ø Tam thức án thế nâng cao
Ø Phá tam thức án thế
Ø Cầm nã thủ
Ø Linh thủ pháp
Ø Tam thập thức mộc nhân thung
Ø Phách thủ tầm kiều
Ø Liên thủ đối luyện
Ø Bát trỏ thủ pháp công
Ø Thập bát thế liên thủ mộc nhân
Ø Tầm kiều
Ø Ý niệm tầm kiều
Ø Niêm thủ
Ø Cơ bản thức công thủ lục điểm bán côn
Ø Lục điểm bán côn đấu pháp
Ø  Khí công nâng cao và ý niệm phát kình thủ theo ý
Ø Tam chiến đối luyện trận thế

Có thể thấy răng, trung đẳng lại xuất hiện mộc nhân thung, điều này có nghĩa gì? Nếu như mộc nhân trong sơ đẳng là những hình tay căn bản để tạo khuôn cho môn sinh thì mộc nhân trong trung đẳng là tập luyện độ khéo và kình của Vĩnh Xuân. Nếu như sơ đẳng và tiểu niệm đầu chủ về niêm dính thì trung đẳng tầm kiều lại chủ về luyện kình, ý nghĩa của Lục điểm bán côn cũng không có gì khác ngoài tăng độ dẻo dai và nội kình của gân cơ. Mọi bài tập đều đi theo một vòng tuần hoàn hỗ trợ bổ sung lẫn nhau để hoàn thiện kỹ thuật và công phu của Vĩnh Xuân.

III) Cao đẳng Vĩnh xuân
Vượt qua 2 giai đoạn luyện tập và ngộ ra triết lý của Vĩnh Xuân, người tập bước vào ngưỡng cửa cao nhất của Vĩnh Xuân quyền. Ở giai đoạn này, người tập phải tập trung ý chí tối đa vì đây là lúc đòi hỏi tuệ căn người tập, đặc biệt giai đoạn này rất ít người có khả năng lĩnh ngộ hết tinh túy của Vĩnh Xuân. Sau khi vượt qua, Vĩnh Xuân sẽ nở hoa với nhiều màu sắc nhưng tập trung lại ở một điểm: Tâm - Ý - Khí - Quyền- Lực hợp nhất, tức là Tâm phải tĩnh đạt ý tới - ý tới quyền tới - quyển tới khí tới - khí tới lực phát.


Hệ thống cao đẳng xuất môn: 
Ø Luyện khí hộ thân phát kình
Ø Chỉ thủ kình
Ø Tiêu chỉ quyền pháp
Ø Bát cước công thủ và niêm cước
Ø Đoản kiều phát lực
Ø Uyển thủ
Ø Bát trảm đao pháp
Ø 108 mộc nhân thung
Ø Đả huyệt đạo

     Sau khi linh giác và kình được rèn luyện qua 2 năm sơ đẳng và trung đẳng, mục tiêu của cao đẳng là đạt đến đỉnh cao nhất của độ khéo và độ chính xác trong Vĩnh Xuân, và 108 mộc nhân thung còn có tên gọi khác là "Khát Vọng Sống", là những chiêu thức kết tinh của Vĩnh Xuân trong việc bảo vệ con người.
     
Đỉnh cao vô thượng Vĩnh Xuân  không phải trong giai đoạn cao đẳng, mà như đã nói, vòng tròn tuần hoàn khởi từ đâu thì kết phải về đó, tinh túy của Vĩnh Xuân là về “không”, về cái ban đầu – là sự khởi nguồn, thực sự tinh hoa Vĩnh Xuân Quyền nằm ở đó, ở Tiểu Niệm Đầu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét