"Đạt tới võ đạo là đạt tới tinh hoa của triết lý sống" - VÕ SƯ NGUYỄN CHÂU PHONG
Vĩnh Xuân quyền Việt Nam về cơ bản giống với Vĩnh Xuân quyền Hoa Lục . Sư tổ Tế Công đã đưa Vĩnh Xuân vào Việt Nam trong suốt quá trình người lưu lạc tại đây, rất nhiều học trò xuất sắc của người đã đưa Vĩnh Xuân thành môn võ phổ biến bậc nhất hiện tại.
Home » All posts
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Vịnh Xuân Quyền - Võ sư Trần Đức Lợi
Xin giới thiệu các bạn bài viết rất sâu sắc về Vịnh Xuân quyền của Võ sư Trần Đức Lợi - trưởng chi Vịnh Xuân Đạo quán. Võ sư Trần Đức Lợi sẽ qua võ đường Bách Khoa trong thời gian sắp tới để nói về chữ "Đạo" trong Võ thuật.
Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013
BẤT PHÂN TRANH TRONG VÕ THUẬT
Đạo Võ
Khi nói tới võ, ngươì ta nghĩ
ngay tới một nghệ thuật chiến đấu, nghĩa là phải có giao tranh. Vì vậy, nói tới
bất phân tranh trong võ thuật có vẻ như một nghịch lý.
Tuy nhiên,võ thuật không đơn thuần là một nghệ thuật chiến đấu, mà
còn là đạo, là một triết lý sống. Điểm khởi đầu và kết thúc của võ đạo chân
chính là nguyên lý bất phân tranh.
Để tìm hiểu nguyên lý này, ta cần xem xét tới căn nguyên của các môn võ cổ Đông phương: lý thuyết nhất nguyên phân cực của thuyết Âm-Dương. Theo thuyết này, vũ trụ và mọi vật bên trong nó đều phát sinh từ một thể thống nhất mà người Trung Hoa gọi là Thái cực, người Ấn độ gọi là Cũnyatâ, người Nhật gọi là Kù (AiKi), dịch theo nghĩa Triết học là "vũ trụ tinh khí tiền phân cực". Ngày nay, vật lý học hiện đại cũng giả định rằng vũ trụ được phát sinh từ một vụ nổ lớn (Big Bang) của một thể thống nhất. Triết học Đông phương quan niệm rằng Thái cực là một thể thống nhất, trong đó không có khái niệm nóng-lạnh, không có độ xa-gần không gian, không có sự lâu-mau thời gian, không có đứng yên, không có chuyển động... Thái cực là một uy lực uyên nguyên tự tại, vô thủy,vô chung. Chỉ sau khi phân cực tạo thành vũ trụ, các khái niệm nhị nguyên nóng-lạnh, xa-gần, lâu-mau, tĩnh-động mới hình thành.
Ngày nay,bị giam hãm trong một thế giới nhị nguyên,con người thường cho rằng tranh đấu là lẽ đương nhiên, muốn tồn tại phải tranh đấu, mà họ quên đi mất bản chất, hình thể của vũ trụ. Chính điều này đã làm cho con người dần dần tách rời mối liên hệ giưã mình và vũ trụ, nghĩa là dần dần đánh mất đi sức mạnh đích thực của mình.
Mục đích tối hậu của võ đạo là đưa con người tìm về với căn nguyên bản thể của mình, từ đó phát lộ được sức mạnh chân chính và đích thực của mình.Vì vậy, trong võ đạo phải trừ tuyệt mọi ý nghĩ nhị nguyên về giao đấu, hơn-kém để giác ngộ được sự thống nhất giữa vạn vật, giác ngộ được cội nguồn của vạn vật là Thái cực. Điều này giải thích vì sao võ đạo lại khởi đầu và kết thúc bởi nguyên lý bất phân tranh.
Nguyên lý bất phân tranh phát biểu rằng bởi vì vũ trụ và mọi sự vật bên trong nó đều phát sinh từ một nguồn gốc,nên mọi hình thức giao tranh đều là phi lý và đi ngược lại quy luật của vũ trụ. Đây là nguyên lý chính yếu của võ đạo Đông phương, và có ghi trong Bushido- bộ luật võ sĩ đạo của các chiến binh samourai Nhật bản.
Có một số bạn trẻ có luyện võ nói:"Đồng ý! Nghe thì hay lắm! Nhưng khi có một kẻ lăm lăm nắm đấm xông vào ta, thì áp dụng nguyên lý bất phân tranh thế nào đây?".
Thực ra, nguyên lý bất phân tranh, cũng như nhiều nguyên lý khác, có nhiều tầm mức và phạm vi áp dụng khác nhau.
Ở mức thấp nhất, là khi ta bị đưa đẩy tới một trận chiến đấu không thể tránh khỏi. Trong đời sống, cũng có khi bắt gặp tình huống này, ví dụ như ta gặp trộm cướp hay côn đồ. Trong một trận chiến đấu, ta chỉ có thể bị bại nếu như ta trúng đòn của đối phương. Mà ta chỉ có thể trúng đòn của đối phương khi ta chịu lãnh đòn đó, tức là lấy lực của mình chọi với lực của hắn. Trong trường hợp này, nguyên lý bất phân tranh được biểu lộ bằng cách dùng lực của đối phương, nương theo lực của đối phương để chế ngự đối phương, nói cách khác là ta để cho hắn sử dụng lực của hắn theo ý của ta, và bị đánh bại do lực của hắn.Võ sư Jigoro Kano, người sáng lập ra môn Nhu đạo, nói: "Ta có ba lực, địch thủ có bảy lực. Nếu ta đem ba lực của ta chọi với bảy lực của địch thủ, nhất định ta sẽ bị thua. Nếu ta biết lợi dụng lực của địch thủ, ta có mười lực, còn hắn chỉ có bảy. Phần thắng chắc chắn thuộc về ta vậy".
Nguyên lý bất phân tranh đã nâng võ thuật thoát khỏi lẽ tầm thường "mạnh được, yếu thua". Thực ra,nếu cứ khỏe là thắng thì chả cần tới võ thuật để làm gì.
Nhưng đó mới là nguyên lý bất phân tranh ở mức độ thấp nhất, nghĩa là dùng trong chiến đấu. Một qui tắc trong chiến tranh, mà bất kỳ một samourai nào tại Nhật cũng phải học, có nói về các mức độ chiến thắng:
Mức thấp nhất là thắng trận sau khi giao tranh, tức là ta giành chiến thắng bằng cách đánh bại đối thủ của ta.
Mức trung bình là giao tranh sau khi thắng trận, tức là ta dẫn dụ đối thủ vào những điều kiện tất yếu dẫn tới thất bại, rồi mới đánh bại hắn.
Mức cao nhất là thắng trận mà không cần giao tranh, nghĩa là ta khuất phục địch thủ bằng lẽ phải và tinh thần yêu thương.
Nếu phải thắng trận,tại sao ta lại không thắng theo lối cao thủ nhất ? Thật thà mà nói, đó còn là lối chắc chắn và an toàn nhất, vì chả cần đấm đá gì cả.
Trong đời sống, trừ ra một vài trường hợp cực kỳ hãn hữu, ta có thể tránh được mọi vụ cãi lộn, miễn là ta luôn giữ được điềm tĩnh và diệt bỏ được tư tưởng về chiến đấu trong tim ta.
Điều này đòi hỏi một tinh thần mạnh mẽ và một ý chí kiên định.
Những kẻ yếu đuối, hay khóc lóc than van, chẳng chống cự ai và cảm thấy yên ổn khi mình không chống lại ai, thì không phải là những người thấm nhuần nguyên lý bất phân tranh.
Đem nhốt mọi lời nói và hành động của đối thủ vào trong lòng ta, đó cũng không phải là bất phân tranh thực sự ; đó là sự chịu đựng. Cho dù miệng ta không nói ra, nhưng trong lòng ta rất đau đớn và sôi sục muốn trả thù. Đó cũng là một hình thức đấu tranh.
Cái bất phân tranh mà chúng ta đang nói đến chỉ hình thành nếu ta không ôm ấp một mối căm thù nào với bất cứ ai, với một lòng khoan dung như biển cả, thu nhận được mọi con sông, ta vẫn giữ được sự bình tĩnh trong tâm hồn ta.
Mỗi khi có sự việc gì xảy tới, ta nên giữ sự điềm tĩnh, xem xét sự việc với lòng khoan dung và lẽ công bằng. Khi ta đã xem xét sự việc một cách tỉnh táo, với tinh thần thiện chí, lẽ dĩ nhiên người cũng đem thiện chí đối đãi với ta, hành động của ta và người sẽ tìm ra con đường đúng. Đó chính là giải pháp dẫn tới tinh thần yêu thương và hòa hảo.
Bạn bè trong võ lâm thắc mắc :"Hay lắm.Nhưng điều này chỉ áp dụng được khi người cũng điềm tĩnh và công bằng như ta. Mà đã xô xát thì ít người biết điều lắm.".
Thực ra, lòng khoan dung cảm hóa được cả thú dữ. Chuyện xưa có kể rằng một võ sư có một môn đệ rất tài giỏi. Một ngày kia, khi đi chơi với bè bạn, bất ngờ bị một con ngựa dữ đá, anh đã lẹ làng tránh khỏi. Bạn bè phục lắm, và về kể lại cho vị võ sư. Ông chỉ lắc đầu mà bảo rằng chả có gì là tài giỏi hết. Mấy người học trò liền lập mưu lừa cho vị võ sư cho đứng gần con ngựa kia. Suốt cả buổi ông ung dung đứng đó trò chuyện với các môn đệ mà không có gì xảy ra.Về sau, trong buổi tập, ông giảng một câu :"Chính thái độ hòa nhã và tinh thần yêu thương làm cho người mất tinh thần chiến đấu với ta.".
Đó chính là nguyên lý bất phân tranh áp dụng ở mức độ cao nhất vậy. Muốn đạt tới trình độ này, người luyện võ phải khổ luyện từng phút, từng giây không lơi lỏng, phải giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một sự khoan dung, một tình yêu thương rộng lớn và luôn theo lẽ công bằng.
Vì nguyên lý bất phân tranh dẫn dắt con người đi theo con đuờng đúng, với tinh thần yêu thương và hòa hảo,nên nó là đỉnh cao, là điểm kết thúc của võ đạo.
Thấu triệt nguyên lý này, người với người cùng có một tinh thần mạnh mẽ, một tâm hồn cao thượng, và cuộc sống sẽ tràn đầy hòa bình cùng tình yêu thương.
Để tìm hiểu nguyên lý này, ta cần xem xét tới căn nguyên của các môn võ cổ Đông phương: lý thuyết nhất nguyên phân cực của thuyết Âm-Dương. Theo thuyết này, vũ trụ và mọi vật bên trong nó đều phát sinh từ một thể thống nhất mà người Trung Hoa gọi là Thái cực, người Ấn độ gọi là Cũnyatâ, người Nhật gọi là Kù (AiKi), dịch theo nghĩa Triết học là "vũ trụ tinh khí tiền phân cực". Ngày nay, vật lý học hiện đại cũng giả định rằng vũ trụ được phát sinh từ một vụ nổ lớn (Big Bang) của một thể thống nhất. Triết học Đông phương quan niệm rằng Thái cực là một thể thống nhất, trong đó không có khái niệm nóng-lạnh, không có độ xa-gần không gian, không có sự lâu-mau thời gian, không có đứng yên, không có chuyển động... Thái cực là một uy lực uyên nguyên tự tại, vô thủy,vô chung. Chỉ sau khi phân cực tạo thành vũ trụ, các khái niệm nhị nguyên nóng-lạnh, xa-gần, lâu-mau, tĩnh-động mới hình thành.
Ngày nay,bị giam hãm trong một thế giới nhị nguyên,con người thường cho rằng tranh đấu là lẽ đương nhiên, muốn tồn tại phải tranh đấu, mà họ quên đi mất bản chất, hình thể của vũ trụ. Chính điều này đã làm cho con người dần dần tách rời mối liên hệ giưã mình và vũ trụ, nghĩa là dần dần đánh mất đi sức mạnh đích thực của mình.
Mục đích tối hậu của võ đạo là đưa con người tìm về với căn nguyên bản thể của mình, từ đó phát lộ được sức mạnh chân chính và đích thực của mình.Vì vậy, trong võ đạo phải trừ tuyệt mọi ý nghĩ nhị nguyên về giao đấu, hơn-kém để giác ngộ được sự thống nhất giữa vạn vật, giác ngộ được cội nguồn của vạn vật là Thái cực. Điều này giải thích vì sao võ đạo lại khởi đầu và kết thúc bởi nguyên lý bất phân tranh.
Nguyên lý bất phân tranh phát biểu rằng bởi vì vũ trụ và mọi sự vật bên trong nó đều phát sinh từ một nguồn gốc,nên mọi hình thức giao tranh đều là phi lý và đi ngược lại quy luật của vũ trụ. Đây là nguyên lý chính yếu của võ đạo Đông phương, và có ghi trong Bushido- bộ luật võ sĩ đạo của các chiến binh samourai Nhật bản.
Có một số bạn trẻ có luyện võ nói:"Đồng ý! Nghe thì hay lắm! Nhưng khi có một kẻ lăm lăm nắm đấm xông vào ta, thì áp dụng nguyên lý bất phân tranh thế nào đây?".
Thực ra, nguyên lý bất phân tranh, cũng như nhiều nguyên lý khác, có nhiều tầm mức và phạm vi áp dụng khác nhau.
Ở mức thấp nhất, là khi ta bị đưa đẩy tới một trận chiến đấu không thể tránh khỏi. Trong đời sống, cũng có khi bắt gặp tình huống này, ví dụ như ta gặp trộm cướp hay côn đồ. Trong một trận chiến đấu, ta chỉ có thể bị bại nếu như ta trúng đòn của đối phương. Mà ta chỉ có thể trúng đòn của đối phương khi ta chịu lãnh đòn đó, tức là lấy lực của mình chọi với lực của hắn. Trong trường hợp này, nguyên lý bất phân tranh được biểu lộ bằng cách dùng lực của đối phương, nương theo lực của đối phương để chế ngự đối phương, nói cách khác là ta để cho hắn sử dụng lực của hắn theo ý của ta, và bị đánh bại do lực của hắn.Võ sư Jigoro Kano, người sáng lập ra môn Nhu đạo, nói: "Ta có ba lực, địch thủ có bảy lực. Nếu ta đem ba lực của ta chọi với bảy lực của địch thủ, nhất định ta sẽ bị thua. Nếu ta biết lợi dụng lực của địch thủ, ta có mười lực, còn hắn chỉ có bảy. Phần thắng chắc chắn thuộc về ta vậy".
Nguyên lý bất phân tranh đã nâng võ thuật thoát khỏi lẽ tầm thường "mạnh được, yếu thua". Thực ra,nếu cứ khỏe là thắng thì chả cần tới võ thuật để làm gì.
Nhưng đó mới là nguyên lý bất phân tranh ở mức độ thấp nhất, nghĩa là dùng trong chiến đấu. Một qui tắc trong chiến tranh, mà bất kỳ một samourai nào tại Nhật cũng phải học, có nói về các mức độ chiến thắng:
Mức thấp nhất là thắng trận sau khi giao tranh, tức là ta giành chiến thắng bằng cách đánh bại đối thủ của ta.
Mức trung bình là giao tranh sau khi thắng trận, tức là ta dẫn dụ đối thủ vào những điều kiện tất yếu dẫn tới thất bại, rồi mới đánh bại hắn.
Mức cao nhất là thắng trận mà không cần giao tranh, nghĩa là ta khuất phục địch thủ bằng lẽ phải và tinh thần yêu thương.
Nếu phải thắng trận,tại sao ta lại không thắng theo lối cao thủ nhất ? Thật thà mà nói, đó còn là lối chắc chắn và an toàn nhất, vì chả cần đấm đá gì cả.
Trong đời sống, trừ ra một vài trường hợp cực kỳ hãn hữu, ta có thể tránh được mọi vụ cãi lộn, miễn là ta luôn giữ được điềm tĩnh và diệt bỏ được tư tưởng về chiến đấu trong tim ta.
Điều này đòi hỏi một tinh thần mạnh mẽ và một ý chí kiên định.
Những kẻ yếu đuối, hay khóc lóc than van, chẳng chống cự ai và cảm thấy yên ổn khi mình không chống lại ai, thì không phải là những người thấm nhuần nguyên lý bất phân tranh.
Đem nhốt mọi lời nói và hành động của đối thủ vào trong lòng ta, đó cũng không phải là bất phân tranh thực sự ; đó là sự chịu đựng. Cho dù miệng ta không nói ra, nhưng trong lòng ta rất đau đớn và sôi sục muốn trả thù. Đó cũng là một hình thức đấu tranh.
Cái bất phân tranh mà chúng ta đang nói đến chỉ hình thành nếu ta không ôm ấp một mối căm thù nào với bất cứ ai, với một lòng khoan dung như biển cả, thu nhận được mọi con sông, ta vẫn giữ được sự bình tĩnh trong tâm hồn ta.
Mỗi khi có sự việc gì xảy tới, ta nên giữ sự điềm tĩnh, xem xét sự việc với lòng khoan dung và lẽ công bằng. Khi ta đã xem xét sự việc một cách tỉnh táo, với tinh thần thiện chí, lẽ dĩ nhiên người cũng đem thiện chí đối đãi với ta, hành động của ta và người sẽ tìm ra con đường đúng. Đó chính là giải pháp dẫn tới tinh thần yêu thương và hòa hảo.
Bạn bè trong võ lâm thắc mắc :"Hay lắm.Nhưng điều này chỉ áp dụng được khi người cũng điềm tĩnh và công bằng như ta. Mà đã xô xát thì ít người biết điều lắm.".
Thực ra, lòng khoan dung cảm hóa được cả thú dữ. Chuyện xưa có kể rằng một võ sư có một môn đệ rất tài giỏi. Một ngày kia, khi đi chơi với bè bạn, bất ngờ bị một con ngựa dữ đá, anh đã lẹ làng tránh khỏi. Bạn bè phục lắm, và về kể lại cho vị võ sư. Ông chỉ lắc đầu mà bảo rằng chả có gì là tài giỏi hết. Mấy người học trò liền lập mưu lừa cho vị võ sư cho đứng gần con ngựa kia. Suốt cả buổi ông ung dung đứng đó trò chuyện với các môn đệ mà không có gì xảy ra.Về sau, trong buổi tập, ông giảng một câu :"Chính thái độ hòa nhã và tinh thần yêu thương làm cho người mất tinh thần chiến đấu với ta.".
Đó chính là nguyên lý bất phân tranh áp dụng ở mức độ cao nhất vậy. Muốn đạt tới trình độ này, người luyện võ phải khổ luyện từng phút, từng giây không lơi lỏng, phải giữ cho mình một tinh thần trong sáng, một sự khoan dung, một tình yêu thương rộng lớn và luôn theo lẽ công bằng.
Vì nguyên lý bất phân tranh dẫn dắt con người đi theo con đuờng đúng, với tinh thần yêu thương và hòa hảo,nên nó là đỉnh cao, là điểm kết thúc của võ đạo.
Thấu triệt nguyên lý này, người với người cùng có một tinh thần mạnh mẽ, một tâm hồn cao thượng, và cuộc sống sẽ tràn đầy hòa bình cùng tình yêu thương.
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013
Phương Pháp Tập Luyện Của Lý Tiểu Long - Bruce Lee
Lý Tiểu Long ( Lý Chấn Phiên - Bruce Lee ) - Huyền
thoại bất tử
Chế độ ăn và tập luyện của Bruce Lee
Chế độ dinh dưỡng của anh Lý:
Dan Inosanteur nhớ rằng món ăn thích nhất của Lý là nghêu, sò, ốc, hến, cơm và thức ăn tự nhiên. Lý đã đến Hồng Kông với những két đầy thực phẩm sinh vật và những thứ thức uống chứa đầy protein. Thức uống ưa thích nhất của Lý là một hỗn hợp gồm bột, trứng, võ trứng, dầu thực vật, đậu phộng và đát đập nhỏ. Lý cũng có thói quen uống sinh tố: táo, cà rốt, dâu tây.
thoại bất tử
Chế độ ăn và tập luyện của Bruce Lee
Chế độ dinh dưỡng của anh Lý:
Dan Inosanteur nhớ rằng món ăn thích nhất của Lý là nghêu, sò, ốc, hến, cơm và thức ăn tự nhiên. Lý đã đến Hồng Kông với những két đầy thực phẩm sinh vật và những thứ thức uống chứa đầy protein. Thức uống ưa thích nhất của Lý là một hỗn hợp gồm bột, trứng, võ trứng, dầu thực vật, đậu phộng và đát đập nhỏ. Lý cũng có thói quen uống sinh tố: táo, cà rốt, dâu tây.
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)